[Kiến Thức] Các Kiểu Bơi Lội Cho Người Mới Bắt Đầu

Bảo Hân
Đăng ngày 28/12/2021
756 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Bơi là một bộ môn thể thao được rất nhiều người yêu thích vì những lợi ích mà nó mang lại, sau đây là những gì bạn sẽ đạt được nếu tham gia bơi lội:

- Hệ thống tuần hoàn máu: Giúp lưu thông hệ tuần hoàn, tốt cho tim mạch.

- Cơ thể linh hoạt, nhanh nhẹn: Bơi đòi hỏi một quá trình vận động tay, chân, mặt một cách uyển chuyển.

- Não bộ phát triển: Bơi dưới nước đòi hỏi não luôn phải hoạt động không ngừng nghỉ. Vì vậy học bơi kích thích não bộ phát triển.

- Tốt cho xương khớp, tăng chiều cao: Bơi lội giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, động tác vươn tay và hướng người trong lúc bơi sẽ hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả.

- Xả stress: Bơi lội còn giúp giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả.

- Khả năng phòng vệ cho bản thân: Biết bơi sẽ giúp bạn chống được đuối nước, tự cứu được bản thân mình trước những biến cố của thời tiết.

- Giảm cân: Bơi lội kết hợp với ăn uống khoa học sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả

Các Kiểu Bơi

1. Bơi sải

Bơi sải hay còn gọi là bơi trườn sấp (tiếng Anh gọi là Freestyle stroke) là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi.

Tư thế bơi sải: Khi bơi sải, bạn sử dụng 2 tay liên tục để so le về phía trước, gạt nước về phía sau làm động lực chính đưa cơ thể tiến lên. Thân hình giữ thẳng, không lên xuống như bơi ếch, bơi bướm; đôi chân vẫy so le với hình thức giữ thẳng gối, duỗi thẳng 2 bàn chân, biên độ góc gấp ít thay đổi. Trong quá trình bơi nên để cơ thể được thoải mái nhất và động tác bơi nhẹ nhàng để giữ cho phần thân sau được nổi, toàn bộ thân thể thẳng hàng gần như ngang với mặt nước.

Vì động tác đạp chân của bơi sải thường mạnh hơn, gây nhiều tiếng động nên bơi sải ít được sử dụng hơn bơi ếch và bơi bướm. Tuy nhiên, tốc độ bơi sải nhanh nên thường được áp dụng trong các trường hợp cứu người bị đuối nước.

2. Bơi bướm

Bơi bướm là kiểu bơi úp sấp ngực, động tác của đôi tay tương tự, đối xứng nhau, kết hợp đạp chân bướm (còn gọi là đạp chân cá heo). Trong khi các kiểu bơi trườn sấp, bơi ếch, bơi ngửa có thể tương thích cho người mới tập bơi, thì bơi bướm là kiểu khó, đòi hỏi kỹ thuật cũng như thể lực thật tốt. Bơi bướm là kiểu bơi mới nhất được đưa vào thi đấu, bơi bướm lần đầu xuất hiện năm 1933, khởi nguồn hình thành từ kiểu bơi ếch.

Tốc độ cực đại trong bơi bướm cao hơn trong bơi trườn sấp, bởi sự kết hợp đồng thời kéo, đẩy nước của 2 tay. Vì vậy, bạn phải biết và thật thành thạo với 2 kiểu bơi ếch và bơi sải thì khi học bơi bướm sẽ dễ dàng hơn.

3. Bơi ếchTrong các kiểu học bơi, không thể bỏ qua kiểu bơi ếch. Bơi ếch là kiểu bơi chậm và cơ bản nhất so với các kiểu bơi sải, bơi bướm,... Gọi là bơi ếch bởi động tác bơi giống y hệt động tác của con ếch khi đang bơi. Theo đánh giá của các chuyên gia thì bơi ếch được xem là phù hợp nhất với những người chưa biết bơi hoặc đang tập bơi bởi những người khi mới bắt đầu học bơi thường chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn về thể lực, độ săn chắc của cơ và tay nên bơi ếch là một sự lựa chọn thông minh và sáng suốt.
Hơn nữa, nếu bạn học bơi ếch tốt sẽ là nền tảng vững chắc giúp các bạn có thể học các động tác bơi khác một cách dễ dàng và hiệu quả.

4. Bơi ngửaBơi ngửa là kiểu bơi có kỹ thuật tương đối giống với bơi sải nhưng tư thế cơ thể thì hoàn toàn khác, nếu bơi sải là sự tiếp xúc với nước thì bơi ngửa bạn phải ngửa mặt lên trên. Khi bơi ngửa, tay bạn cũng phải quạt luân phiên nhau, chân đảo ngược, cơ thể nghiêng từ bên này sang bên kia.

Trong các giải thi đấu bơi lội, đòi hỏi các vận động viên (VĐV) phải nằm ngửa và không được xoay quá 90 độ so với đường nằm ngang. Vì vậy, nếu bạn sẵn sàng tìm hiểu thấu đáo và bơi với cơ chế kỹ thuật chính xác thì bơi ngửa có thể là “chìa khóa” giúp bạn tạo dựng sự thành công.

Những lưu ý trước khi bơi lội

+) Khởi động cơ thể trước khi bơi:

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để đề phòng những hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra như chuột rút hay đuối nước, trước khi đi bơi bạn cần tiến hành tập các bài thể dục để khởi động chân, tay. Thời gian thích hợp nhất cho mỗi bài khởi động là từ 7 - 10 phút. Cách làm này không chỉ giúp bạn làm ấm cơ thể, hạn chế sự mệt mỏi mà còn giúp các cơ xương của bạn được co giãn đều hơn, tránh được tình trạng bị co giật khi xuống nước.

+) Bổ sung thêm nhiều nước:

Cũng giống như các bộ môn thể thao khác, bạn cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể trước, trong và sau khi bơi. Bởi khi bạn bơi cơ thể rất dễ mất nước, vì vậy trước khi đi bơi bạn nên chuẩn bị cho mình một bình nước khoảng 1000ml để cung cấp lượng nước cho cơ thể bất cứ lúc nào bạn có cảm giác khát.


Nguồn tham khảo: unica